Hướng dẫn cách vệ sinh tủ lạnh đúng cách tại nhà chỉ sau 9 phút

Tủ lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ rất dễ bị bám bụi bẩn từ cặn thức ăn, đó cũng là nguyên nhân của việc tích tụ các vi khuẩn gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Nên việc làm sạch tủ lạnh là bước rất cần thiết.

Bài viết dưới đây của giatthampro sẽ hướng dẫn cách vệ sinh tủ lạnh tại nhà một cách đơn giản và hiệu quả.         

Tủ lạnh là nơi lưu trữ thực phẩm nên cần phải vệ sinh
 Tủ lạnh là nơi lưu trữ thực phẩm nên cần phải vệ sinh

 Khi nào cần phải vệ sinh tủ lạnh?

Dưới đây là một số khoảng thời gian chúng ta cần vệ sinh tủ lạnh:

  • Tủ mới mua 

Tủ lạnh vừa mới mua, thường có mùi vật liệu và mùi nhựa khá mạnh, gây khó chịu và ảnh hưởng cho sức khỏe. Trước khi sử dụng, bạn nên vệ sinh tủ và loại bỏ mùi kháng khoảng từ 4 – 6 tiếng để tủ được thông thoáng trước khi đặt thực phẩm vào.

  • Tủ sử dụng lâu 

Điều này là điều dễ hiểu, khi bạn sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài mà chưa có thời gian vệ sinh, nó sẽ bị bám bẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Do đó, việc vệ sinh định kỳ là cần thiết để duy trì sự sạch sẽ.

  • Tủ bị tạo tuyết 

Khi tủ lạnh bắt đầu có lớp tuyết mỏng và đá bám trên thành bộ làm lạnh, bạn cần phải thực hiện việc rã tuyết và đá, tạo không gian khô thoáng trước khi tiếp tục sử dụng. Điều này cũng giúp vệ sinh ngăn đá một cách hiệu quả và đơn giản.

  • Tủ bị ẩm mốc

Môi trường ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây hại và nấm mốc phát triển. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình, bạn hãy thường xuyên làm sạch tủ lạnh để loại bỏ mùi kháng và ngăn chặn hiện tượng ẩm mốc.

Việc vệ sinh tùy thuộc vào cách sử dụng, thời gian vệ sinh tủ lạnh có thể biến đổi. Tuy nhiên, trung bình việc làm sạch tủ lạnh ít nhất tuần/lần hoặc 1-2 tháng /lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Vật dụng cần chuẩn bị để vệ sinh tủ lạnh

Trước khi vệ sinh cho tủ lạnh bạn cần phải  chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để vệ sinh tủ lạnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất:

  • Nước ấm (làm ấm bề mặt và làm sạch vết bẩn)
  • Detergent nhẹ (không chứa hóa chất mạnh để tránh làm hại đến mặt trong tủ lạnh)
  • Nước rửa chén (dùng để làm sạch vết bẩn cứng đầu) 
  • Bình xịt (để phun nước và dung dịch vệ sinh lên bề mặt)
  • Khăn mềm, bông gòn (dùng để lau bề mặt không gây trầy xước)
  • Cọ nhỏ (sử dụng để làm sạch các khe, lỗ nhỏ hoặc các vị trí khó tiếp cận)
  • khay hứng nước(đặt ở dưới các ngăn trong quá trình vệ sinh hứng nước thừa)
  • Gang tay cao su (Bảo vệ tay khi sử dụng chất hóa học và nước ấm)
Dụng cụ vệ sinh tủ lạnh 
 Dụng cụ vệ sinh tủ lạnh

 Quy trình vệ sinh tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh không những quan trọng mà còn cần được thực hiện đúng cách. Dưới đây là các bước vệ sinh tủ lạnh đúng cách đơn giản và hiệu quả: 

Bước 1: Ngắt tất cả nguồn điện tủ lạnh 

Trước khi thực hiện quá trình vệ sinh tủ lạnh đúng cách, bạn cần phải ngắt hết toàn bộ nguồn điện bằng cách rút phích cắm tủ lạnh ra. Điều này sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình bạn thực hiện vệ sinh. Sau đó sử dụng chổi quét nhà hoặc cây phất trần luồn xuống phía đáy và mặt sau của tủ lạnh để quét sạch bụi. Dùng cây lau nhà lau sạch lần nữa để đảm bảo tủ lạnh đã được vệ sinh kỹ càng.                            

   Rút phích cắm tủ lạnh 
Rút phích cắm tủ lạnh

Bước 2: Mang hết thực phẩm ra ngoài 

Lấy hết thực phẩm ra khỏi tủ lạnh cả ngăn mát lẫn ngăn đông sau đó bạn cần chia thực phẩm thành hai nhóm một là thực phẩm còn hạn sử dụng hai là hết hạn sử dụng hoặc không bình thường. Đặc biệt với những thực phẩm dễ bị hỏng như (sữa chua, váng sữa,….) Thì cần phải cho ngay vào hộp chứa đá lạnh. Những thực phẩm hết hạn và đổi màu, mùi vị thì bạn nên vứt bỏ đi.                 

Dọn trống tủ lạnh để vệ sinh dễ dàng 
Dọn trống tủ lạnh để vệ sinh dễ dàng

Bước 3: Làm sạch bên ngoài tủ 

Không nên bỏ qua việc làm sạch bên ngoài tủ lạnh. Đôi khi nó chứa nhiều bụi bẩn hơn bạn nghĩ. Dùng nước và xà phòng nhẹ để lau sạch bề mặt bên ngoài của tủ lạnh. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh có thể làm tổn hại đến bề mặt của tủ.

 Lau sạch bên ngoài tủ lạnh 
Lau sạch bên ngoài tủ lạnh

Bước 4: Làm sạch bên trong tủ 

Sau khi đã hoàn thành việc vệ sinh bên ngoài tủ lạnh, chúng ta sẽ tiếp tục làm sạch bên trong tủ. Sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ không chứa hóa chất mạnh để lau sạch bên trong tủ lạnh, từ trên xuống dưới, trái sang phải. Và làm sạch tất cả các ngăn từ nhỏ đến lớn. Đây là cách vệ sinh đúng cách và đơn giản bạn nên làm theo. Bởi vì việc lưu trữ thực phẩm hỏng, ẩm mốc trong tủ lạnh thời gian dài có thể gây ra các bệnh lây nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.        

    Làm sạch bên trong tủ
Làm sạch bên trong tủ

Bước 5: Làm sạch phần làm mát và ống dẫn nước 

Sử dụng bàn chải mềm hoặc ống hút để loại bỏ các bụi bẩn từ phần làm mát của tủ lạnh. Bạn cũng có thể sử dụng bình phun nước để phun nhẹ nhàng vào các khe hở. kiểm tra xem ống dẫn nước có bị tắc nghẽn. nếu ống bị tắc bạn có thể dùng ống hút để làm thông ống hoặc dùng nước ấm để làm mềm cặn bẩn rồi dùng nước rửa sạch.

Làm sạch phần làm mát và ống dẫn nước 
Làm sạch phần làm mát và ống dẫn nước

Bước 6: Lắp lại các ngăn và sắp xếp lại thực phẩm vào tủ 

Khi đã vệ sinh xong và làm khô các ngăn khi tất cả đã sạch sẽ và khô ráo thì để lại thực phẩm vào như ban đầu, loại nào ra loại đó để dễ dàng tìm kiếm.

 Sắp xếp thực phẩm lại gọn gàng ,dễ tìm
 Sắp xếp thực phẩm lại gọn gàng ,dễ tìm

Bước 7: Cắm nguồn điện lại và kiểm tra hoạt động của tủ lạnh

Khi đã vệ sinh xong và để thức ăn vào như cũ. Lúc đấy bạn hãy cắm điện và kiểm tra xem tủ lạnh có hoạt động bình thường không.để đảm bảo rằng bên trong tủ vẫn hoạt động bình thường.

 Cắm điện và kiểm tra tình trạng của tủ 
Cắm điện và kiểm tra tình trạng của tủ

Một số điều cần chú ý khi vệ sinh tủ lạnh 

Dưới đây là một số điều mà bạn nên biết để tránh gặp các rủi ro ko mong muốn:

  • Tránh sử dụng các vật sắc nhọn để làm sạch bề mặt

Việc sử dụng các vật liệu làm bằng sắt nhọn có thể làm trầy xước bề mặt tủ, hành động cạy đá đông trong tủ có thể gây thủng dàn lạnh. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tủ lạnh trong quá trình vệ sinh, bạn nên ưu tiên sử dụng những vật liệu mềm mại và hoàn toàn không gây hại cho tủ.

  • Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa có nồng độ cao

Dung dịch vệ sinh tủ lạnh mạnh có thể chứa chất hóa học gây ảnh hưởng đến bề mặt, gây hại cho thực phẩm.Thay vào đó, nên chọn chất tẩy rửa nhẹ để không làm ảnh hưởng đến tủ lạnh và an toàn sức khỏe cho người dùng.

  • Không để tủ lạnh quá ướt khi lau 

Việc lau tủ lạnh khi nó còn quá ướt sẽ làm tăng độ ẩm bên trong tủ cộng với độ ẩm của không khí điều này sẽ gây ra hiện tượng sương đọng và để lâu rất dễ hình thành tuyết. Vậy nên, trước khi lau hãy để cho tủ thật khô để tránh các vấn đề vệ độ ẩm và hiệu suất của tủ

  • Kiểm tra xem ống dẫn nước có bị tắc nghẽn

Tránh dùng nước nóng để vệ sinh để hạn chế nguy cơ khay bị nứt hoặc vỡ 

 Không nên cạy đá trong tủ đông 
Không nên cạy đá trong tủ đông

Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết về vệ sinh tủ lạnh một cách toàn diện, nhằm giúp bạn duy trì tủ lạnh luôn trong trạng thái sạch sẽ và an toàn cho thực phẩm. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ mang lại giá trị lợi ích cho bạn, giúp bạn thực hiện các cách làm sạch tủ lạnh đều đặn không chỉ để gia tăng tuổi thọ của tủ lạnh mà còn để đảm bảo thực phẩm được bảo quản tốt nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho toàn gia đình của bạn.