Cách xử lý đũa tre bị mốc đơn giản, nhanh chóng, sạch triệt để

Đũa tre là một vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Trong quá trình sử dụng nếu không bảo quản đúng cách sẽ dễ dẫn tới tình trạng bị mốc. Khi đũa mốc tạo môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển gây nguy cơ cho sức khỏe người dùng. Vậy bạn đã có cách xử lý đũa tre bị mốc hiệu quả và an toàn để tái sử dụng chúng chưa. Cùng giatthampro tham khảo ngay dưới đây nhé! 

Nguyên nhân và tác hại của tình trạng đũa bị mốc

Đũa tre được làm từ vật liệu tre hoặc gỗ tự nhiên, có thiết kế đơn giản an toàn và bền bỉ khi sử dụng. Đũa tre có công dụng dùng để nấu nướng hoặc gắp thức ăn. Nhưng khi sử dụng đũa tre thường dễ bị nấm mốc bởi một số nguyên nhân khác nhau và nó có thể gây ra những tác hại không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân và tác hại của tình trạng đũa bị mốc.

  • Nguyên nhân: 

– Chất liệu tre: Sử dụng những loại tre non để làm đũa thường dễ bị ẩm mốc kể cả khi bạn đã phơi khô kĩ càng. 

– Điều kiện độ ẩm cao: Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam tạo điều kiện lý tưởng cho ẩm mốc phát triển trên đũa.

– Không phơi khô sau khi rửa: Sau mỗi lần rửa đũa bạn không phơi khô hoặc để ráo nước sau đó mới cất vào giá đựng khiến đũa vẫn còn độ ẩm dẫn tới tình trạng đũa thường xuyên bị mốc. 

– Bảo quản không đúng cách: Đũa được bảo quản trong môi trường không thoáng khí dễ khiến cho nấm mốc phát triển.

Nguyên nhân đũa tre bị mốc
Nguyên nhân đũa tre bị mốc
  • Tác hại: 

– Ảnh hưởng đến sức khỏe: Sử dụng đũa bị mốc có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, viêm nhiễm hoặc các vấn đề tiêu hóa do vi khuẩn hoặc nấm mốc gây ra.

– Nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm: Nấm mốc có thể chứa các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người. Khi sử dụng đũa bị mốc để ăn có thể truyền các vi khuẩn này vào thức ăn và gây nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm.

– Mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Sử dụng đũa bị mốc không chỉ làm mất đi vẻ đẹp mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra nguy cơ lây lan vi khuẩn và nấm mốc vào thức ăn.

5 Cách xử lý đũa tre bị mốc hiệu quả

Với 5 cách xử lý đũa tre bị mốc dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ nấm mốc trên đũa nhanh chóng và rất hiệu quả.

Cách xử lý đũa tre bị mốc bằng chanh tươi hoặc giấm 

Trong chanh hoặc giấm có chứa thành phần axit có khả năng tẩy sạch vi khuẩn nấm mốc trên đũa một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 2-3 quả chanh hoặc một bát giấm, vắt lấy nước và pha loãng với nước. Ngâm đũa mốc vào hỗn hợp đó trong vòng 15 phút để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và các vi khuẩn. Sau đó rửa lại sạch với nước và phơi khô ở nơi có ánh nắng. 

Sử dụng chanh tươi hoặc giấm
Sử dụng chanh tươi hoặc giấm

Sử dụng nước nóng

Đây là cách giúp loại bỏ nấm mốc trên đũa rất hiệu quả và đơn giản. Bạn chỉ cần cho đũa mốc vào một nồi nước nóng và đun sôi trong khoảng 5 phút để tẩy bỏ nấm mốc. Sau đó rửa sạch lại với nước và đem phơi dưới ánh nắng. 

Ngoài ra có thể dùng nước nóng để tráng lại đũa sau mỗi lần rửa, bạn sẽ thấy đũa không bao giờ gặp phải tình trạng bị nấm mốc nữa. 

Sử dụng baking soda và chanh

Trong baking soda có chứa chất kiềm kết hợp cùng với axit có trong chanh tạo ra hỗn hợp tẩy mốc vô cùng hiệu quả. Bạn lấy một lượng vừa phải baking soda trộn đều với nước cốt chanh, rồi thoa trực tiếp lên đũa và đem phơi đũa dưới ánh nắng khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước nóng và đem phơi khô, khi ấy bạn sẽ thấy đũa tre sạch như mới. 

Sử dụng baking soda và chanh
Sử dụng baking soda và chanh

Sử dụng nước rửa bát 

Đây là cách khá quen thuộc được nhiều chị em lựa chọn bởi tính nhanh chóng và hiệu quả cao. Dưới đây là các thao tác để loại bỏ mốc trên đũa tre:

Bước 1: Pha dung dịch nước rửa chén với nước ấm. 

Bước 2: Ngâm đũa tre trong hỗn hợp đó 5 – 10 phút để tẩy sạch nấm mốc. 

Bước 3: Dùng búi sắt cọ sạch nấm trên đũa. 

Bước 4: Rửa lại đũa với nước ấm và đem phơi ở nơi có ánh nắng. 

Sử dụng nước rửa bát 
Sử dụng nước rửa bát

Cách xử lý đũa tre bị mốc bằng muối 

Muối có tính sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Chính vì thế sử dụng muối để tẩy mốc trên đũa là rất hiệu quả. 

Bạn đun sôi một nồi nước nóng và đổ 1 – 2 thìa muối vào khuấy đều lên, sau đó cho đũa mốc vào và đun sôi tiếp trong khoảng 10 phút để muối phát huy tác dụng khử sạch nấm mốc. Vớt đũa ra rồi rửa sạch lại với nước và đem phơi khô dưới nắng. 

Cách xử lý đũa tre bị mốc bằng muối 
Cách xử lý đũa tre bị mốc bằng muối

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản đũa tre  

Bảo quản đũa tre sạch sẽ là điều cần thiết giúp cho bữa ăn của bạn ngon miệng hơn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bảo quản đúng cách. 

– Khi mới mua đũa về cần làm sạch trước khi sử dụng, hãy ngâm đũa với nước ấm pha với chút muối sau đó rửa sạch lại với nước ấm rồi đem phơi khô dưới ánh nắng. 

– Lau sạch đũa trước khi sử dụng với khăn khô để đảm bảo đũa không còn bị ẩm. 

– Rửa sạch sau mỗi lần sử dụng tránh để thức ăn, dầu mỡ bám trên đũa quá lâu hạn chế vi khuẩn phát triển. 

– Cất đũa ở nơi khô thoáng tránh để đũa ở nơi có độ ẩm cao, bị ánh nắng chiếu vào nhiều sẽ khiến đũa dễ bị phai màu và nứt mục đũa. 

– Kiểm tra và thay thế khi thấy đũa có dấu hiệu bị nứt, mục nát hoặc vỡ. 

Với những chia sẻ về cách xử lý đũa tre bị mốc ở trên sẽ giúp bạn có những giải pháp hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Hãy theo dõi giatthampro thường xuyên để bổ sung cho mình thêm nhiều mẹo hay nhé!