Quy trình vệ sinh công nghiệp đầy đủ cho từng hạng mục

Vệ sinh công nghiệp là một trong những dịch vụ được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Dịch vụ này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức dọn dẹp mà vẫn đảm bảo nhà mình luôn sạch sẽ và ngăn nắp. Tuy nhiên, quy trình vệ sinh công nghiệp có nhiều bước, đòi hỏi công ty, đơn vị thực hiện phải làm đúng quy trình thì mới đảm bảo hiệu quả. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn chi tiết quy trình vệ sinh công nghiệp cho từng hạng mục. 

Quy trình các bước vệ sinh công nghiệp

Về cơ bản, quy trình vệ sinh công nghiệp sẽ gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Nhân viên thực hiện kiểm tra các thiết bị, đồ bảo hộ lao động, chất tẩy rửa cần thiết phục vụ cho quá trình vệ sinh.
  • Bước 2: Khoanh vùng xác định các vị trí thi công để đảm bảo quá trình làm việc diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
  • Bước 3: Đặt biển thông báo đang trong quá trình vệ sinh, dọn dẹp, nhất là ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại.
  • Bước 4: Thực hiện các bước vệ sinh từ việc lên kế hoạch dọn dẹp, phân chia công việc đến triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, cần quan sát xung quanh, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt.
  • Bước 5: Sau khi đã vệ sinh xong cần kiểm tra lại một lượt tất cả các khu vực. Cần đảm bảo mỗi khu vực đều đã được thực hiện vệ sinh như kế hoạch đã đề ra. Sau đó gom các thiết bị, dụng cụ vệ sinh lại, đặt lại các đồ vật về vị trí ban đầu.
  • Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư hoặc người có quyền hạn tiếp nhận.

Quy trình vệ sinh công nghiệp đầy đủ cho từng hạng mục

Quy trình các bước vệ sinh công nghiệp cho từng hạng mục 

Mỗi khu vực, hạng mục khác nhau sẽ có cách thực hiện vệ sinh riêng biệt. Dưới đây là chi tiết quy trình vệ sinh công nghiệp cho từng hạng mục bạn có thể tham khảo:

Quy trình vệ sinh sàn gạch men, gạch đá

Với sàn gạch men, gạch đá, quy trình vệ sinh sẽ như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ máy móc, thiết bị về dụng cụ phù hợp.
  • Bước 2: Dùng khăn ẩm theo hướng dẫn để làm sạch bề mặt quanh tường, cột đá, chậu hoa,…
  • Bước 3: Thu dọn sạch sẽ rác quanh khu vực cần dọn dẹp.
  • Bước 4: Tiến hành lau sàn như hướng dẫn.
  • Bước 5: Giai đoạn lau sàn ướt cần đảm bảo độ sạch của sàn ở mức tốt nhất.
  • Bước 6: Dùng máy thổi để giúp sàn khô nhanh hơn.

Trường hợp dùng máy để vệ sinh định kỳ thì các bước thực hiện sẽ như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị, dụng cụ vệ sinh và hóa chất phù hợp.
  • Bước 2: Dọn rác, hút bụi rồi vứt rác đúng nơi quy định.
  • Bước 3: Sử dụng máy chà để đánh bóng mặt sàn ở tốc độ chậm.
  • Bước 4: Lau lại sàn nhà cho thật sạch là được.

Quy trình vệ sinh sàn lát đá gạch

Tham khảo: Cách chùi bút lông dầu nhanh chóng, sạch nhất

Quy trình vệ sinh cho sàn gỗ

Vệ sinh sàn gỗ cần làm đúng các bước để đảm chất lượng sàn. Nếu vệ sinh thường xuyên bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các loại hóa chất và máy móc vệ sinh chuyên dụng cho sàn gỗ.
  • Bước 2: Thực hiện quét, hút bụi sàn gỗ trước khi tiến hành vệ sinh.
  • Bước 3: Dùng khăn ẩm để lau các chân tường kỹ hơn. Không dùng khăn quá ướt, và phải vắt kiệt nước trước khi lau để tránh ẩm làm hỏng sàn gỗ.
  • Bước 4: Lau toàn bộ sàn gỗ thật sạch. Khi lau phải thay nước liên tục để đảm bảo sàn nhà luôn sạch.
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành, cần kiểm tra lại lần cuối mọi ngóc ngách và mặt sàn xem đã sạch hoàn toàn chưa. Nếu còn đọng nước hay bụi bẩn thì cần phải dọn ngay để đảm bảo hiệu quả.

Quy trình vệ sinh sàn gỗ

Trường hợp cần bảo dưỡng sàn gỗ định kỳ bạn làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đủ dụng cụ, máy móc và hóa chất như trên.
  • Bước 2: Thực hiện tổng vệ sinh sàn nhà, loại bỏ rác và bụi bẩn trên bề mặt sàn.
  • Bước 3: Dùng hóa chất thích hợp để lau sàn và đánh bóng.
  • Bước 4: Dùng khăn khô để lau sạch sàn rồi hút bụi ở các vị trí xung quanh.
  • Bước 5: Tổng kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao lại công trình.

Quy trình làm sạch cho khu vệ sinh

Quy trình làm sạch khu vệ sinh gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Cuốn các thiết bị inox lại bằng khăn khô để tránh trầy xước và loang vết ố nước
  • Bước 2: Đánh sàn bằng máy hoặc bàn chải cùng các loại hóa chất phù hợp.
  • Bước 3: Thực hiện lau quạt gió, bình nóng lạnh.
  • Bước 4: Lau lại sàn nhà bằng chổi lau và hóa chất.
  • Bước 5: Thực hiện vệ sinh các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn rửa mặt, giương, vách ngăn, tay nắm cửa, kệ đựng xà phòng,….
  • Bước 6: lau hệ thống cửa sổ, cửa ra vào
  • Bước 7: Lau khô đồ đạc và thiết bị vệ sinh sau khi làm sạch.

Quy trình vệ sinh wc

Quy trình vệ sinh cửa kính

Để vệ sinh cửa kính bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất vệ sinh.
  • Bước 2: Trải tấm lót bên dưới để đảm bảo quá trình vệ sinh không bị rơi hóa chất hay nước bẩn ra sàn nhà.
  • Bước 3: Sử dụng thiết bị vệ sinh kính chuyên dụng để làm sạch.
  • Bước 4: Dùng cây gạt kính để lau kính, đảm bảo kính sáng bóng sạch như mới.
  • Bước 5: Kiểm tra lại sau khi vệ sinh xong.

Quy trình vệ sinh cửa kính

Quy trình giặt thảm

Quy trình vệ sinh thảm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và loại máy móc và hóa chất cần thiết để giặt thảm.
  • Bước 2: Dùng thiết bị chuyên dụng để làm sạch thảm bước đầu.
  • Bước 3: Dùng hóa chất chuyên dụng để vệ sinh thảm kỹ hơn.
  • Bước 4: Kiểm tra độ an toàn của chất tẩy với thảm rồi mới dùng bàn chải để làm sạch.
  • Bước 5: Dùng máy để thổi khô thảm nhanh hơn và trải thảm lại vị trí ban đầu sau khi vệ sinh xong.

Quy trình vệ sinh thảm

Quy trình vệ sinh tường, trần nhà

Tường và trần nhà sẽ thực hiện theo quy trình làm sạch sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hóa chất và dụng cụ vệ sinh phù hợp.
  • Bước 2: Dọn sạch bụi bẩn, mạng nhện bám trên tường và trần nhà.
  • Bước 3: Sử dụng hóa chất tẩy rửa đa năng để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.
  • Bước 4: Lau sạch lại phần trần nhà, đảm bảo không còn vết bẩn.

Quy trình vệ sinh trần nhà, tường

Quy trình làm sạch ghế, đệm, sofa

Quy trình vệ sinh công nghiệp cho ghế, đệm, sofa như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị kỹ dụng cụ về hóa chất vệ sinh phù hợp. Tốt nhất nên dùng các loại hóa chất an toàn với sản phẩm để tránh gây phai màu hoặc hư hỏng đệm.
  • Bước 2: Dùng máy hút bụi chuyên dụng để hút sạch bụi trong đệm.
  • Bước 3: Dùng khăn khô để lau lại đệm, ghế, sofa lần nữa để đảm bảo sạch nhất.
  • Bước 4: Phơi đệm, ghế, sofa ở nơi thoáng gió hoặc dùng máy để thổi khô.

Quy trình vệ sinh đệm, ghế sofa

Quy trình vệ sinh máy lạnh

Quy trình vệ sinh máy lạnh như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh phù hợp.
  • Bước 2: Ngắt điện máy lạnh để đảm bảo an toàn khi vệ sinh.
  • Bước 3: Tiến hành vệ sinh dàn lạnh bằng cách tháo quạt đảo gió và lấy tấm lọc bụi ra. Sau đó dọn dẹp bụi bẩn trên trong máy và tấm lọc bụi.
  • Bước 4: Vệ sinh dàn nóng bằng cách tháo mặt trước dàn nóng, dùng vòi xịt để rửa lớp bảo vệ và cánh quạt bên trong. Sau đó bạn lau khô dàn nóng. Khi xịt nước, không nên xịt trực tiếp vào khu bo mạch để tránh bị hư hỏng.
  • Bước 5: Kiểm tra gas máy lạnh xem có bị rò rỉ hay hết gas không. Nếu có thì cần xử lý luôn.
  • Bước 6: Lắp lại các bộ phận vào máy như ban đầu và thử bật máy lạnh để kiểm tra.

Quy trình vệ sinh máy lạnh

Quy trình vệ sinh cầu thang, lan can

Quy trình vệ sinh cầu thang, lan can như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và hóa chất phù hợp để vệ sinh.
  • Bước 2: Đặt bảng cảnh báo vệ sinh và thông gió khu vực vệ sinh nếu cần.
  • Bước 3: Kiểm tra bề mặt cầu thang xem có rác, bụi bẩn nào không thì cần loại bỏ ngay.
  • Bước 4: Quét sạch khu vực chiếu nghỉ và bậc thang từ trên xuống dưới.
  • Bước 5: Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch vệ sinh và thực hiện lau sạch cầu thang, lan can từ trên xuống dưới. Nếu có vết bẩn cứng đầu thì có thể dùng miếng chà nhám nếu phù hợp. Trong quá trình lau cần thường xuyên thay nước để đảm bảo cầu thang, lan can được sạch nhất.
  • Bước 6: Dùng khăn khô lau lại cầu thang và lan can. Sau đó kiểm tra lại một lượt để chắc chắn không còn vết bẩn.

Quy trình vệ sinh cầu thang

2 Loại dịch vụ vệ sinh công nghiệp phổ biến

Vệ sinh định kỳ

Vệ sinh định kỳ công nghiệp là loại hình vệ sinh  1 lần trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 tuần, một tháng hoặc 1 quý, 1 năm. Việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, trong lành. Đồng thời, dịch vụ vệ sinh này cũng sử dụng máy móc và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lại ít tốn kém hơn vệ sinh hàng ngày. Vì thế, vệ sinh định kỳ công nghiệp luôn được nhiều người.

Vệ sinh hàng ngày

Vệ sinh công nghiệp hàng ngày là việc làm sạch từng phần hoặc toàn bộ công trình đang sử dụng và mang tính chất lặp lại thường xuyên. Thông thường, vệ sinh hàng ngày sẽ bao gồm những công việc như lau dọn nhà cửa, làm sạch thiết bị sử dụng, vệ sinh một số đồ nội thất, khu bếp ăn,…. Việc vệ sinh hàng ngày sẽ tương tự như thuê giúp việc theo giờ hoặc toàn bộ thời gian. Dịch vụ này thường sẽ khá tốn kém nhưng đổi lại không gian nhà luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình vệ sinh công nghiệp. Hy vọng những chia sẻ phía trên của chúng tôi sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về quá trình này.