Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm – kinh nghiệm thực tế

Vào những ngày hè oi bức, việc sử dụng điều hòa là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, đối với gia đình có trẻ nhỏ thì sử dụng thế nào để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe không phải ai cũng biết. Cùng Giatthampro tìm hiểu cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm cực hiệu quả nhé.

Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm tốt nhất
Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm tốt nhất

Vì sao trẻ em dễ bị ốm khi nằm điều hòa 

Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch kém, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài là rất ít. Nên thường gặp một số bệnh về đường hô hấp như sốt, ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản… 

Việc sử dụng điều hòa không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ làm giảm hệ miễn dịch, suy giảm sức đề kháng khiến trẻ thường xuyên ốm thậm chí là ốm đi ốm lại. 

Một số lý do điển hình của việc sử dụng điều hòa khiến trẻ bị ốm là thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhiệt độ và độ ẩm quá thấp, lọc không khí kém… Vì vậy, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết cách cho trẻ nằm điều hòa đúng cách.

Vì sao trẻ em dễ bị ốm khi nằm điều hòa 
Vì sao trẻ em dễ bị ốm khi nằm điều hòa

Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phòng phù hợp nhất

Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm hiệu quả nhất là nhiệt độ trong phòng cần được duy trì ở khoảng 26-28 độ C và độ ẩm luôn ở mức 40-60 độ để đảm bảo sức khỏe và thoải mái cho bé. Không để nhiệt độ phòng xuống dưới 26 độ C, cần hạn chế tiếp xúc bé với luồng gió lạnh từ cửa sổ, quạt gió hoặc quạt điều hòa. Đồng thời, cần đảm bảo bé luôn khô ráo, không bị ướt bởi mồ hôi hoặc nước tiểu.

Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phòng phù hợp nhất 
Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phòng phù hợp nhất

Chỉnh cường độ gió điều hòa hợp lý

Để bảo vệ trẻ khỏi việc ốm do máy lạnh, cách tiếp theo là điều chỉnh cường độ gió hợp lý. Bạn có thể chọn chế độ gió nhẹ hoặc vừa để đảm bảo sự an toàn cho hệ hô hấp và làn da của trẻ.

Ngoài việc điều chỉnh cường độ gió trực tiếp trên máy lạnh, bạn cũng có thể sử dụng quạt để ở chế độ quay để khuếch tán hướng gió đều khắp không gian phòng. Điều này giúp ngăn chặn hiện tượng gió từ máy lạnh thổi mạnh theo một hướng cụ thể, đồng thời đảm bảo sức khỏe của trẻ được bảo vệ tốt hơn.

Chỉnh cường độ gió điều hòa hợp lý
Chỉnh cường độ gió điều hòa hợp lý

Không thay đổi nhiệt độ đột ngột trong phòng điều hòa

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột là một biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng trẻ không bị ốm khi nằm trong môi trường có điều hòa. Đặc biệt, cơ thể của trẻ nhỏ luôn cần thời gian để thích nghi với nhiệt độ môi trường xung quanh.

Do đó, nếu bạn cần phải thay đổi nhiệt độ, hãy tăng hoặc giảm một cách từ từ, ví dụ như tăng hoặc giảm từ 1-2 độ C trong mỗi lần điều chỉnh, hãy thực hiện điều này một số lần để cơ thể trẻ có thể thích nghi một cách tự nhiên.

Không để gió điều hòa thốc thẳng trực tiếp vào trẻ 

Tuyệt đối không nên để gió từ máy lạnh thổi thẳng vào trẻ nhỏ. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và nếu gió từ máy lạnh thổi trực tiếp vào mặt hoặc đầu của bé sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phổi, hoặc viêm tiểu phế quản, đặc biệt là đối với trẻ có cơ địa yếu.

Để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe của trẻ, khi lắp đặt máy điều hòa nên đặt nó ở vị trí cao nhất, chọn chế độ quay và tốc độ quạt ở mức thấp nhất. Đồng thời, hãy điều chỉnh cánh cửa gió của máy lạnh sao cho không hướng trực tiếp về phía trẻ nằm. Để giữ ấm cho trẻ, bạn nên đắp thêm một chăn mỏng để che bụng trẻ.

Không để gió điều hòa thốc thẳng trực tiếp vào trẻ 
Không để gió điều hòa thốc thẳng trực tiếp vào trẻ

Hạn chế bật điều hòa 24/24

Dù thời tiết nắng nóng liên tục, bố mẹ cũng không nên để bé nằm dưới điều hòa 24/24. Nếu bạn bật điều hòa hoạt động liên tục cả ngày, không khí không chỉ mát mà có thể chuyển sang lạnh và tù đọng, điều này không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ.

Cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm bạn nên tắt máy điều hòa 2 lần, mở cửa để cho không khí tươi vào phòng, sử dụng quạt để thổi không khí tù động ra ngoài, đồng thời cố gắng để ánh nắng tự nhiên chiếu vào phòng càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp phòng luôn duy trì sự mát mẻ và ấm áp, tạo điều kiện thoải mái cho trẻ.

Hơn nữa, việc sử dụng điều hòa trong thời gian dài thường gây khô hanh cho không khí. Nếu bạn không có khả năng mua máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm, bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng.

Hạn chế bật điều hòa 24/24
Hạn chế bật điều hòa 24/24

Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ

Trẻ khi ở trong môi trường có máy lạnh thường dễ gặp tình trạng da khô và mất nước. Vì thế để trẻ nằm điều hòa không bị ốm mẹ nên đảm bảo bé được cung cấp đủ lượng nước khi nằm điều hòa. Dù là nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp tất cả đều giúp bù nước cho cơ thể trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến một nguyên tắc nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ, cung cấp cho bé nhiều rau quả và trái cây hơn một chút để đảm bảo sự cân đối và đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé.

Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ
Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ

Lựa chọn quần áo hợp lý 

Nhiều mẹ vẫn chưa biết cách chọn đồ mặc cho bé khi nằm điều hòa. Mẹ thường nghĩ rằng cách mặc cho bé trong điều hòa giống với cách mặc trong nhiệt độ phòng. Tuy cùng mức 26 độ C nhưng bé có thể dễ bị lạnh hơn khi ở trong môi trường điều hòa do sự tác động của quạt gió và luồng khí lạnh khác hẳn với nhiệt độ ở trong phòng bình thường.

Cách cho trẻ nằm điều hòa đúng cách là nên duy trì ở nhiệt độ 26-28 độ C. Bên cạnh đó, mẹ nên chọn những bộ quần áo dài tay, làm từ vải mềm, mỏng và thoáng mát để mặc cho bé. Hãy nhớ đắp cho con một chiếc chăn mỏng đặt ngang bụng để giữ ấm tránh bé bị cảm lạnh.

Lựa chọn quần áo hợp lý 
Lựa chọn quần áo hợp lý

Tránh thay đổi môi trường đột ngột (quy tắc 3 phút)

Chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài phòng điều hòa có thể đánh gục nhanh chóng đến hệ thống miễn dịch của trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, ho, sốt, viêm họng, nặng hơn có thể sốc nhiệt, ngất xỉu. 

Khi muốn cho bé ra khỏi phòng điều hòa, hãy tắt điều hòa và mở cửa phòng ra khoảng 3 phút. Điều này giúp cho cơ thể của bé có thời gian “thích nghi” dần với không khí và nhiệt độ nóng bên ngoài.

Khi bé ra mồ hôi nhiều và ở ngoài về nhà, tuyệt đối không đưa ngay bé vào phòng điều hòa. Hãy lau sạch mồ hôi cho bé và thay quần áo ẩm ướt do mồ hôi, để bé nghỉ ở ngoài ít nhất 3 phút sau đó hẵng cho bé vào phòng có điều hòa. 

Bảo dưỡng điều hòa định kỳ

Với tần suất hoạt động dày đặc vào mùa hè, máy lạnh thường bị tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn trên các bộ phận máy. Bạn có thể tự thực hiện vệ sinh hoặc liên hệ nhân viên kỹ thuật để thực hiện bảo dưỡng, làm sạch máy lạnh định kỳ sau mùa hè và đặc biệt sau một mùa đông dài. 

Vệ sinh điều hòa thường xuyên sẽ ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm mốc và mầm bệnh phát triển giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ

Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên

Bụi bẩn và vi khuẩn cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ bị ốm. Để đảm bảo rằng trẻ nằm điều hòa không bị ốm bạn cần thường xuyên vệ sinh phòng ốc và duy trì thoáng mát.

Hãy sắp xếp đồ đạc trong phòng gọn gàng và ngăn nắp, đồng thời thường xuyên lau sạch nền nhà bằng nước lau sàn. Cần thường xuyên giặt chăn, ga và gối để loại bỏ vi khuẩn giúp cho trẻ có giấc ngủ trọn vẹn.

Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên
Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên

Xử lý đúng và kịp thời khi trẻ bị ốm vặt do nằm điều hòa 

Dưới đây là một số kỹ năng xử lý khi trẻ bị ốm do nằm điều hòa mà mẹ nên biết:

  • Viêm họng: Nếu trẻ bị ho nhẹ hoặc chớm viêm họng khi nằm máy lạnh, mẹ có thể cho bé uống chanh đào mật ong, lê hấp đường, quất ngâm đường phèn, cam nướng muối… (lưu ý chỉ dùng khi trẻ trên 1 tuổi) chúng đều có tác dụng giúp trẻ giảm ho, viêm họng.
  • Nghẹt mũi: Để tránh tình trạng nghẹt mũi khi trẻ nằm điều hòa, mẹ nên thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ. Điều này không chỉ giúp giữ cho mũi của trẻ không bị khô, mà còn giúp vệ sinh đường thở cho bé. Mẹ cũng có thể thực hiện việc xoa bóp mũi bé một cách nhẹ nhàng bằng cách sử dụng ngón cái và ngón trỏ, thực hiện xoa từ phía trên xuống dưới mũi bé nhiều lần trong ngày để giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi.
  • Cảm lạnh, sốt: Trong trường hợp bé bị sốt kéo dài hơn 3 ngày và xuất hiện các triệu chứng như cảm lạnh, đau đầu hoặc co giật, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.

Trên đây là tất cả các thông tin hữu ích được chia sẻ dựa trên kinh nghiệm thực tế của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Chúng tôi hy vọng rằng những cách để trẻ nằm điều hòa không bị ốm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho các thiên thần nhỏ trong gia đình.