Hướng dẫn cách thay nước bể cá nhanh chóng và hiệu quả

Thay nước bể cá (hay là hồ cá) là một công việc đóng vai trò quan trọng cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo nước trong bể luôn sạch sẽ và cá phát triển tốt. Nước bể cá có thể bị ô nhiễm bởi các chất thải từ cá, thức ăn thừa, phân bón, và các chất khác. Nếu không được thay thường xuyên, nước bể cá sẽ trở nên đục, có mùi hôi, và có chứa các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Do vậy giatthampro sẽ cung cấp cho bạn giải pháp về cách thay nước bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
Bể cá cảnh

Bao lâu thì nên thay nước bể cá (hồ cá) một lần?

Thay nước hồ cá lý tưởng cho ngôi nhà của bạn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau: 

  • Số lượng cá trong bể: Cá trong bể nhiều cá thường xuyên phải thay nước hơn là ít cá
  • Kích thước bể cá: Nếu bể cá càng nhỏ thì việc thay nước phải thường xuyên hơn 
  • Loại cá cảnh bạn nuôi: Có một số loại cá thải ra rất bẩn, cần phải thay nước thường xuyên. Hoặc một số loại cá sống trong môi trường nước bẩn hơn thì không phải thay nước thường xuyên
  • Chất lượng nước của bể cá: Nếu lắp đặt hệ thống lọc nước hiệu quả thì không cần phải thay nước cho hồ cá thường xuyên. Hoặc bể không lắp đặt hệ thống lọc thì nên thay nước cho cá thường xuyên.
  • Thức ăn: Thức ăn trong bể dư thừa bị phân hủy nhanh chóng làm nước bị đục, đòi hỏi thay nước cho cá thường xuyên
Bao lâu phải thay nước cá
Bao lâu phải thay nước cá

Nói chung tần suất thay nước hồ cá nằm trong khoảng:

– 1 hoặc 2 tuần trên 1 lần: đây là tần suất phù hợp cho bể cá bình thường, có hệ thống lọc tốt

– 3 hoặc 4 tuần/lần: Tần suất này phù hợp với bể bình thường, cá thải ít chất bẩn, bể có hệ thống lọc hiệu quả cao.

– 1 tuần 1 lần: Tần suất này áp dụng cho bể cá đông đúc, cá thải nhiều chất bẩn, bể không lắp đặt hệ thống lọc hoặc lắp đặt hệ thống lọc bị yếu.

Tần suất của nước trong bể cá
Tần suất của nước trong bể cá

Ngoài ra, cần phải theo dõi cá và điều chỉnh tần suất thay nước. Dấu hiệu nước bẩn cần phải thay nước sớm bao gồm:

  • Nước có màu đục, mùi hôi khó chịu.
  • Rêu tảo phát triển mạnh.
  • Cá bơi lờ đờ, kém linh hoạt, mắt đỏ…
Bể cá bị đục
Bể cá bị đục

Nên thay bao nhiêu phần nước trong bể cá mỗi lần?

 Lượng nước thay trong bể cá mỗi lần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung bạn nên thay khoảng 20-30% nước bể cá mỗi lần.

Tại sao nên thay 20-30% nước cho bể cá?

  • Thay nhiều nước hơn khoảng 50% trở lên, có thể gây sốc cho cá và môi trường cho cá, do thay đổi các yếu tố hóa học và vi sinh quá đột ngột.
  • Thay ít nước hơn dưới 20%, không loại bỏ đủ chất thải và chất ô nhiễm tích tụ, khiến nước dần bẩn và ảnh hưởng đến cá.
Bao nhiêu phần nước trong bể cá
Bao nhiêu phần nước trong bể cá

Làm thế nào để xử lý nước mới trước khi cho vào bể cá?

Để đảm bảo cá cảnh khỏe mạnh, việc xử lý nước mới trước khi cho vào bể cá là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách xử lý nước mới phổ biến:

Xử lý clo có trong nước

  • Xả nước bay hơi: Clo có trong nước sẽ tự bay hơi khỏi nước sau khoảng 24-48 giờ. Đây là cách đơn giản và miễn phí, nhưng mất rất nhiều thời gian.
  • Dùng dung dịch khử Clo: Trên thị trường có bán rất nhiều các dung dịch khử Clo trong nước dạng thương mại có thể loại bỏ Clo nhanh chóng và hiệu quả. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi dùng loại này.
  • Bật sục khí: Sục khí oxy vào nước cũng có thể giúp Clo bay hơi nhanh hơn.

Hoặc là chỉ cần nghiền nát các viên Vitamin và hòa tan vào trong nước ở trong bể thủy sinh vài phút là có thể làm sạch hoàn toàn Clo.

Xử lý clo có trong nước bể cá
Xử lý clo có trong nước bể cá

Điều chỉnh độ PH có trong nước

  • Nước máy thường có pH cao (khoảng 7-8), không phù hợp với nhiều loại cá cảnh. 
  • Một số vật liệu lọc như than hoạt tính hoặc đá nham thạch cũng có thể giúp ổn định pH trong bể cá rất hiệu quả.
  • Giảm độ Ph bằng cách dùng gỗ lũa. …
  • Giảm Ph trong nước bằng cách dùng rêu bùn. …
  • Giảm độ Ph bằng cách dùng lá bàng. …
  • Giảm độ Ph bằng cách dùng lá chuối khô …
  • Dùng hệ thống lọc nước RO.
Điều chỉnh độ PH có trong bể cá
Điều chỉnh độ PH có trong bể cá

Loại bỏ kim loại nặng có trong nước:

Kim loại nặng có trong nước máy và gây hại cho cá. Để loại bỏ chúng, cần sử dụng bộ lọc than hoạt tính hoặc các bộ lọc khác có khả năng hấp thụ kim loại nặng.

Có cần vớt cá ra khỏi bể khi thay nước không?

Thường  thì khi thay nước hồ cá bạn không cần phải vớt cá ra khỏi bể khi thay nước, tuy nhiên nếu thay nước cho cá phải có dụng cụ cần thiết để thay như : Vợt, chọn bể hoặc chậu…

Lượng nước thay:  Nếu bạn chỉ thay khoảng 20-30 % nước bể cá thì thường không cần vớt cá ra. Tuy nhiên, nếu bạn thay 50% nước trở lên, việc vớt cá ra có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho chúng và tránh thay nước hồ cá đột ngột. Cho nên cá cần một môi trường ổn định để phát triển và để cho cá khỏe mạnh.

Độ nhạy cảm của cá: Một số loài cá nhạy cảm hơn với việc thay đổi môi trường thay nước mới vào bể và dễ bị sốc, do đó nên vớt chúng ra khi thay nước, bất kể lượng nước thay là bao nhiêu.

Thay nước cá có cần vớt ra không
Thay nước cá có cần vớt ra không

Kích thước bể cá: Bể cá có kích thước nhỏ thường bẩn nhanh hơn và cần thay nước thường xuyên hơn. Trong trường hợp này dùng vợt vớt cá ra khỏi hồ có thể giúp việc vệ sinh bể cá dễ dàng hơn.

Hướng dẫn cách thay nước cho bể cá cảnh: 

-Tìm một bể cá có kích thước phù hợp dùng làm bể tạm thời để cá, lưu ý khi chọn bể không được sử dụng xà phòng để lau rửa bể cá.

-Kiểm tra nước trước khi thay cá từ bể này sang bể khác

-Không nên đặt bể tạm ở nơi có ánh sáng trực tiếp khiến cá bị mắc bệnh. Ngoài ra cần đặt bể tạm ở những nơi không có trẻ em và thú nuôi

-Dùng vợt chuyển cá từ bể sang bể tạm thời để cá cảnh phù hợp không gian bơi lội

– Trong khi chờ đợi lau rửa bể cá thì hãy để mắt đến cá trong bể, chú ý cá trong bể tạm có thay đổi trong hành vi, màu sắc cá, mật độ cá.

Dấu hiệu căng thẳng ở cá: Nếu bạn thường xuyên quan sát kỹ cá có biểu hiện mệt lờ đờ, khó thở, sượt vào thành bể, hoặc da bong tróc thì có thể chúng đang bị căng thẳng do thay nước. Trong trường hợp này hãy cân nhắc vớt cá ra để giảm bớt căng thẳng cho chúng.

Dấu hiệu căng thẳng ở cá
Dấu hiệu căng thẳng ở cá

Dưới đây là một số mẹo hữu ích khi thay nước mà không cần vớt cá ra:

  • Giữ nhiệt độ nước mới tương đương với nhiệt độ nước cũ để tránh sốc nhiệt cho cá.
  • Dùng siphon nhẹ nhàng để hút chất thải trong bể mà không làm xáo trộn cá.
  • Thay khoảng 20-30 % mỗi lần, để tránh thay đổi môi trường nước đột ngột.
  • Xử lý nước mới trước khi cho vào bể cá để loại bỏ clo trong nước máy, kim loại nặng và các chất độc hại khác.
  • Kiểm tra chất lượng nước trong hồ cá thường xuyên để đảm bảo các thông số như pH, nhiệt độ và nitrat không gây bệnh cho cá .
Dụng cụ thay nước cá
Dụng cụ thay nước cá

Làm gì để tránh cá bị sốc nước khi thay nước?

Để tránh cá bị sốc nước khi rửa và thay nước bể, bạn có thể thực hiện một số phương pháp trước, trong và sau khi thay nước cho cá:

Trước khi thay nước:

  • Kiểm tra nhiệt độ nước mới: Đảm bảo nhiệt độ nước mới gần bằng với nhiệt độ nước cũ trong bể, chênh lệch nhiệt độ đột ngột dễ gây sốc nhiệt cho cá.
  • Xử lý nước mới: Loại bỏ clo trong nước máy bằng dung dịch khử clo, xả bay hơi trong 24-48 giờ hoặc dùng bộ lọc than hoạt tính. Kiểm tra và điều chỉnh pH sao cho phù hợp với loại cá bạn nuôi.
  • Nhẹ nhàng: Tránh di chuyển hay sốc bể cá để giảm căng thẳng cho cá và giữ chất lượng nước ổn định.
Khi thay nước cá
Khi thay nước cá

Trong khi thay nước:

  • Thay từng phần: Thay khoảng 20-30 % nước bể mỗi lần để tránh thay nước 100 % làm cho cá sợ hãi.
  • Dùng siphon nhẹ nhàng: Hút nước và cặn bẩn thật nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn cá và gây căng thẳng.
  • Giữ đèn tắt: Cá thường cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường tối, tắt đèn khi thay nước có thể giúp giảm bớt căng thẳng.

Sau khi thay nước:

  • Theo dõi cá: Quan sát hành vi của cá sau khi thay nước để xem có dấu hiệu sốc nước như bơi lờ đờ, khó thở, sượt vào thành bể, da bong tróc, v.v.
  • Kiểm tra chất lượng nước: Thường xuyên kiểm tra các thông số như pH, nhiệt độ và nitrat trong nước bể cá, đảm bảo nằm trong phạm vi an toàn cho cá.
  • Thả tảo có lợi: Một số loài tảo xanh có lợi có thể giúp ổn định môi trường nước, việc thả tảo sau khi thay nước có thể hữu ích.
Tránh cá bị sốc khi thay nước
Tránh cá bị sốc khi thay nước

Những lưu ý khi thay nước bể cá

  • Không nên thay nước quá nhiều trong một tuần việc này sẽ gây bệnh cho cá.
  • Nếu bạn sử dụng nước máy để thay nước cho bể cá, bạn nên xả nước để khoảng 24 giờ để loại bỏ các chất clo và hóa chất khác.
  • Nên thay nước mới vào bể hiện clo trong nước trung hòa, thay thế bằng nước đã được xử lý clo và phèn.
  • Giữ nhiệt độ nước mới gần bằng với nhiệt độ nước cũ để tránh sốc nhiệt cho cá.
  • Vệ sinh các vật trang trí trong bể khi thay nước.
Lưu ý khi nước cá phải thay
Lưu ý khi nước cá phải thay

Thay nước cho hồ cá là một công việc đơn giản nhưng cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cá. Hãy áp dụng những hướng dẫn cách thay nước cho cá trên để giữ cho bể cá của bạn luôn sạch sẽ và tươi mát!

Nếu bạn đang nuôi cá cảnh, hãy để giatthampro chia sẻ cách thay nước bể cá thường xuyên để mang lại môi trường sống tốt nhất cho chúng.