Áo dài là loại trang phục truyền thống và rất được các chị em phụ nữ ưa chuộng. Loại trang phục này thường được may bằng lụa tơ tằm, nhung, gấm,…nên cần phải bảo quản kỹ càng. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách bảo quản áo dài đẹp và bền lâu nhất.
Cách giặt áo dài đúng chuẩn, không bị hỏng
Với áo dài bằng nhung
Đây là một chất liệu khá “khó tính” nên cần phải chú ý khi bảo quản. Nếu vải bị bẩn hoặc ố vàng thì bạn ngâm vào nước lạnh, dùng bàn chải mềm có thêm bột giặt để cọ nhẹ đến khi nào hết thì thôi. Còn nếu bị bẩn do dầu mỡ thì hãy dùng xăng tẩy rồi giặt sạch lại bằng nước lạnh.
Sau khi giặt xong, bạn không được vắt mạnh tay mà chỉ vắt hoặc ấn nhẹ nhàng để nước ráo dần. Không nên phơi áo trực tiếp dưới nắng to hay dùng máy sấy mà hãy phơi nơi thoáng gió và râm mát. Áo khi đã khô hoàn toàn thì hãy dùng que gỗ đập nhẹ vào áo để nó trở nên phẳng phiu hơn.
Khi bảo quản áo dài trong tủ thì nên bỏ kèm với 2 túi chống ẩm. Không nên cất giữ cùng 1 chỗ quá lâu mà hãy định kỳ lấy ra phơi lại để tránh cho áo bị ẩm mốc và giữ bền màu hơn. Đặc biệt, bạn không được dùng máy giặt để giặt áo dài nhung. Bởi sợi nhung không chịu được cọ sát mạnh nên khi giặt áo có thể bị hỏng, bạc màu, giảm tính năng giữ ấm.
Áo dài làm từ lụa
Áo dài lụa là loại phổ biến nhất hiện nay. Với loại áo dài này, trước khi giặt bạn cần phải ngâm trong nước ấm có hòa sẵn xà phòng trong tối đa là 5 phút. Nước có độ ấm vừa phải để đảm bảo lụa không bị giãn ra hay co tút lại. Bạn hãy dùng xà phòng chà nhẹ lên vết bẩn. Không chà mạnh tay để tránh làm áo bị hỏng. Sau khi giặt xong hãy giũ qua áo với nước pha giấm trắng để loại bỏ xà phòng, đồng thời khôi phục được độ bóng cho áo.
Ở lần giặt cuối, bạn dùng nước lạnh để giặt. Giặt áo xong, bạn trải áo thẳng ra trong chiếc khăn tắm to để hút nước. Cuối cùng chỉ cần phơi ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp là được.
Xem thêm: Cách giặt quần áo mới mua
Áo dài may bằng vải satin
Với vải satin thì bạn không ngâm chung với quần áo khác mà nên giặt riêng bằng tay. Khi giặt áo cũng không nên vò mạnh hay vắt mạnh mà nên thực hiện nhẹ nhàng. Bạn có thể dùng hỗn hợp nước ấm pha amoniac rồi ngâm lại với hỗn hợp giấm đường. Cuối cùng chỉ cần xả lại với nước lạnh và phơi nơi thoáng gió là được.
Các loại áo dài gấm
Áo dài gấm khi giặt thì tuyệt đối không được dùng máy mà phải giặt tay hoàn toàn. Để giúp áo bền màu thì thì có thể giặt bằng dầu gội đầu hay giặt khô và bàn ủi hơi nước. Bạn giặt áo bằng tay với nước khoảng 30 độ C, không nên giặt nước quá nắng vì nó có thể làm co vải lại. Lúc phơi đồ cần chú ý lộn mặt trong ra ngoài để phơi.
Cách giặt áo dài vải phi bóng
Vải phi bóng có đặc điểm là không thấm mồ hôi, dễ trầy xước, nhiều poly. Do đó, khi giặt bạn phải nhẹ nhàng với loại vải này. Nếu giặt máy thì nên dùng nước giặt và xả nhiều nước. Còn nếu giặt tay thì cũng cần giặt nhiều nước. Nếu áo của bạn có các vết loang thì có thể dùng nước cốt chanh hoặc cồn 90 độ pha nước để tẩy.
Có thể giặt áo dài học sinh và áo dài phi bóng bằng máy giặt không?
Câu trả lời là có thể. Bạn có thể giặt 2 loại áo dài này bằng máy giặt nhưng phải lưu ý những điều sau:
- Bỏ áo vào túi giặt riêng với những loại quần áo khác. Điều này sẽ giúp đảm bảo áo của bạn không bị chà xát nhiều hay bị rách.
- Giặt riêng áo dài ở chế độ giặt áo dài của máy giặt. Nếu máy không có chế độ này thì hãy chọn chế độ giặt nhẹ nhất.
- Sử dụng bột giặt chuyên dụng cho áo dài hay loại bột giặt có độ axit yếu.
Cách bảo quản áo dài chuẩn nhất
Chú ý khi phơi áo
Với hầu hết các loại áo dài, khi phơi áo bạn không nên phơi trực tiếp dưới nắng. Hãy phơi ở nơi thoáng gió, râm mát. Điều này sẽ giúp đảm bảo áo của bạn không bị co rút hay phải màu mà vẫn bền đẹp.
Ủi áo đúng cách
Nếu bạn muốn ủi áo dài dài nên ủi khi còn ẩm hoặc dùng loại bàn là hơi nước để làm ẩm và ủi áo. Nếu áo đã khô, bạn hãy bảo quản áo dài trong túi nilon và cất trong ngăn đá tủ lạnh. Nó sẽ giúp làm ẩm áo của bạn và ủi áo dễ dàng hơn. Khi ủi áo dài, hãy dùng mức nhiệt thấp, không dùng nhiệt quá cao để tránh áo bị hỏng hoặc làm co rút vải.
Cách bảo quản áo dài bền đẹp, không bị phai màu
- Lộn trái áo khi ủi để giúp mặt vải mềm mịn và bền màu.
- Không bảo quản áo dài trong túi nilon kín quá lâu vì chúng có thể khiến áo của bạn bị ố vàng.
- Cách bảo quản áo dài tốt nhất là gấp áo lại, cho vào túi giấy để áo không bị bụi và luôn mềm mại.
Trên đây là các cách bảo quản áo dài đẹp và bền lâu mà bạn nên sử dụng. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.