Ruột gối có xu hướng ngả vàng sau một thời gian sử dụng là hiện tượng hầu hết mọi gia đình đều gặp. Tuy nhiên, mọi người lại đều rất ít chú ý đến phần này của chiếc gối mà thường chỉ làm sạch lớp vỏ ngoài. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn cách giặt ruột gối đảm bảo sạch thơm tại nhà.
Nguyên nhân khiến ruột gối bị ố vàng
Mặc dù đã bọc thêm 1 lớp vỏ gối bên ngoài nhưng ruột gối bên trong vẫn bị ngả vàng sau một thời gian sử dụng. Điều này là do ruột gối có khả năng thấm hút mồ hôi từ da đầu, mặt và các bộ phận khác khi sử dụng. Lâu ngày, những thứ này tích tụ lại gây nên tình trạng ố vàng, bụi bẩn. Đặc biệt, các chất bẩn này lâu ngày có thể khiến người dùng gặp một số bệnh về da liễu như mụn, nấm da, dị ứng,…
Tuy nhiên, bạn không thể thường xuyên thay mới ruột gối bằng cách bỏ cái cũ. Thay vào đó, bạn hãy thường xuyên giặt ruột gối để đảm bảo nó luôn sạch. Thông thường cứ khoảng 3 tháng nên giặt 1 lần. Bạn có thể tham khảo một số cách giặt ruột gối mà chúng tôi chia sẻ sau đây.
Cách giặt ruột gối bằng tay đơn giản
- Hòa xà phòng cùng nước ấm để giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tốt hơn.
- Ngâm ruột gối trong nước xà phòng vừa pha khoảng 15 – 20 phút.
- Không giặt mạnh tay mà nên đảo đều các mặt gối; bóp nhẹ nhàng để nước xà phòng có thể làm sạch gối.
- Xả lại gối với nước đến khi sạch hoàn toàn xà phòng. Bạn có thể dùng nước cả vải để giúp ruột gối thơm hơn.
- Không nên vặn xoắn ruột gối mà chỉ ấn nhẹ nhàng để nước trong ruột gối chảy ra ngoài.
- Đem ruột gối phơi khô hoàn toàn rồi bọc lại bằng vỏ gối là được.
Lưu ý: nếu ruột gối nhà bạn là bông tổng hợp hoặc lông vũ thì chỉ nên giặt 1 – 2 lần/năm. Bởi nếu giặt quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Cách làm quần áo hết mùi hôi
Tham khảo: Giặt đệm bông ép tại nhà cực nhanh, hiệu quả
Cách giặt ruột gối bằng máy
Với cách giặt ruột gối bằng máy bạn thực hiện như sau:
- Kiểm tra thông tin sử dụng xem chất liệu ruột gối bạn dùng có thể giặt bằng máy không.
- Xả nước nóng vào lồng giặt và đổ nước giặt vào để hòa tan.
- Xếp ruột gối vào lồng giặt theo đúng chiều của trục quay. Hãy xếp sao cho kín ruột gối vào lồng giặt để chu kỳ giặt đạt hiệu quả cao nhất. Không nên nhồi quá nhiều ruột gối để giặt cùng một lúc.
- Dùng chế độ giặt nhẹ để ruột gối có thể được làm sạch nhất mà không bị hỏng.
- Ở nước xả cuối cùng bạn có thể cho thêm nước xả vải để làm thơm và mềm ruột gối.
- Khi đến bước vắt gối, bạn không chọn chế độ vắt cao để tránh làm xoắn ruột gối lại. Tốt nhất nên thấm khô gối bằng khăn bông rồi đem phơi dưới nắng đến khi khô hoàn toàn là được.
Những lưu ý cần nhớ khi giặt ruột gối
- Khi giặt, có thể hòa tan nước giặt cùng một chút thuốc tẩy, giấm ăn hay baking soda để tăng khả năng làm sạch cho ruột gối.
- Nên chọn này nắng to để giặt vì có thể phơi gối khô nhanh; tránh bị ẩm mốc hay có mùi hôi khó chịu.
- Nên giặt ruột gối khoảng 3 – 6 tháng/lần, nếu bạn dùng nhiều hơn thì có thể giặt nhiều hơn.
- Không nên dùng baking soda hay giấm để giặt gối của trẻ nhỏ vì nó có thể gây ảnh hưởng đến da của trẻ.
- Khi sấy khô ruột gối hãy đặt vài quả bóng tennis vào tất sạch rồi bỏ vào để sấy cùng gối. Bóng tennis sẽ giúp bạn hút bớt nước trong ruột gối, giúp ruột gối khô nhanh hơn.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách giặt ruột gối bằng tay, bằng máy cực sạch và thơm tại nhà. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.